Thức khuya có nổi mụn không?

Với nhịp sống hối hả của thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì thời gian ngày một trôi đi nhanh hơn, dường như 24h trong một ngày đã không còn đủ cho bạn giải quyết hết bộn bề công việc. Thế nên tình trạng thức khuya là điều khó tránh khỏi, và hệ lụy của thức khuya mang tới rất nhiều trong đó có cả mụn. Bài viết này sẽ lý giải cho bạn những băn khoăn về tình trạng này, hậu quả của việc thức khuya? Thức khuya có gây mụn không?

Tác hại của việc thức khuya

Thức khuya ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trong 8 tiếng bạn ngủ sẽ được chia thành những khung giờ khác nhau cho các cơ quan thực hiện chức năng chuyên trách của chúng. Trong đó ruột già sẽ phải đào thải độc tố cùng cặn bã ra ngoài, đây là lý do vì sao bạn hay đi vệ sinh vào buổi sáng, còn với ruột non chúng bắt đầu hấp thụ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ban đêm là thời gian niêm mạc dạ dày tự tái tạo, vì thế khi bạn thức khuya thời gian tái tạo sẽ bị rút ngắn, đó là chưa kể những ai bị bệnh viêm hoặc viêm loét dạ dày, cơn đói đêm làm dịch dạ dày tiết ra liên tục, vết loét sẽ lan ra làm tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Nói đến đây bạn sẽ nghĩ đến việc ăn tối để hạn chế dịch dạ dày tiết ra nhưng chắc bạn cũng biêt được ăn khuya sẽ ảnh hưởng đến cân nặng như nào.

Thức khuya làm giảm thị lực: có thể bạn đã biết, thời gian ngủ chính là thời gian cho đôi mắt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc liên tục, hết công suất. Chính vì vậy, thức khuya sẽ làm giảm đi thời gian nghỉ ngơi của mắt, lúc này mắt phải làm việc quá công suất dưới môi trường ánh sáng thiếu tự nhiên hoặc không đủ sáng, việc này dễ dẫn đến các tật, các bệnh về mắt như: cận thị, loạn thị, quầng thâm, bọng mắt, đau mắt,….

Thức khuya ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: những hormone duy trì hệ miễn dịch, đảm bảo cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh thường được tiết ra trong khi ngủ. Khi bạn thức khuya thì lượng hormone sẽ bị giảm đi hoặc ngắt đi nếu bạn , thức suốt cả đêm. Tình trạng này dễ dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm, dị ứng,….

Thức khuya làm suy giảm trí nhớ: hậu quả này chắc hẳn bạn đã từng nghe qua và dễ dàng nhận biết nhất. Bởi sau khoảng thời gian thức khuya lâu dài, bạn hay mắc phải tình trạng quên trước quên sau, lẩm cẩm. Đó là do bộ não không đủ thời gian để nghỉ ngơi, hoạt động quá giờ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ.

Mụn mọc ở má phải có thể là dấu hiệu bất thường của phổi

Thức khuya khiến da lão hóa và sinh ra mụn: Ban đêm là khoảng thời gian da được tái tạo, đào thải bụi bẩn cũng như bã nhờn, điều này bạn dễ nhận thấy sau một giấc ngủ da sẽ tiết dầu nhiều hơn để đào thải bụi bẩn trong lỗ chân lông, vì thế mỗi sáng bạn cần rửa mặt thật sạch để lớp bã nhờn ấy trôi đi. Khi thức khuya nhiều, da dần dần giảm khả năng tái tạo, nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn, độc tố không được đào thải làm da bị mụn, sắc tố da tối hơn, sẫm màu hơn.

Thức khuya gây tăng cân: thức khuya dễ xuất hiện các cơn đói làm bạn phân tâm, lúc này nếu không kìm lòng được bạn sẽ nạp vào cơ thể một lượng thức ăn sau 19h30, lượng thức ăn này không được tiêu thụ triệt để mà trở thành lượng calo tồn đọng khiến bạn tăng cân. Còn ngược lại, bạn nhất quyết không ăn gì, dịch dạ dày sẽ tiết ra làm bạn có cảm giác cồn cào, sôi, dễ gây đau dạ dày.

Thức khuya có nổi mụn không?

Phải nói rằng thức khuya là kẻ thù số một của làn da bạn, ảnh hưởng đầu tiên xuất hiện khi bạn thức khuya nó thể hiện lên trên da bạn. Nếu bạn hỏi rằng “Thức khuya có nổi mụn không?” câu trả lời bao giờ cũng là có, là tất nhiên có. Bởi thức quá khuya dễ gây tình trạng rối loạn nội tiết tố, làm cơ địa nóng bức sinh ra mụn, hay tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn mà không được đào thải qua đêm. Mặt khác, thức khuya dễ dẫn đến tình trạng stress và căng thẳng hơn những người bình thường, đây cũng là một trong số nhiều nguyên nhân gây ra mụn. Tới đây bạn sẽ nhận ra vấn đề rằng “ thức khuya đang dần phá hủy làn da bạn” không chỉ ở mụn còn ở sắc tố da và cả quá trình lão hóa bị đẩy nhanh.

Làm sao để giảm thiểu tình trạng nổi mụn khi thức khuya?

Những biện pháp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo cho bạn, nó có thể hạn chế tình trạng nổi mụn trong những trường hợp bạn bắt buộc phải thức khuya, nhưng cũng tùy trường hợp, tùy cơ địa mà ứng dụng.

  • Hãy uống một cốc sữa nóng khi dạ dày reo đói khi thức khuya, đây là một trong những biện pháp chữa cháy hiệu quả được khoa học chứng minh. Bởi sữa nóng sẽ làm dịu cơn đói của bạn, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể cho bạn làm việc, giúp cải thiện giấc ngủ sau đó.
  • Hãy đảm bảo rằng chăn gối của bạn luôn sạch, bởi việc này rất quan trọng đối với da, khi da tiếp xúc với bề mặt chăn ga, gối không sạch, các bụi bẩn trong đó sẽ gây dị ứng, bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
  • Bổ sung thêm nước cho cơ thể, nhất là các loại nước có công dụng thanh nhiệt giải độc, hạn chế tình trạng cơ địa nóng bức khi thức khuya.
  • Còn lại phụ thuộc vào cách mà bạn sắp xếp công việc để cải thiện tình trạng thức khuya.

Vậy là chúng ta đã điểm qua thêm một chủ đề chính là “Thức khuya có nổi mụn không?”, đây là một trong những vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm nhưng vẫn chưa có phương pháp giải quyết triệt để. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu nhiều hơn về tác hại của việc thức khuya, từ đó có biện pháp phù hợp, áp dụng các cách chữa cháy tức thời làm giảm tác động tiêu cực cho da.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *