Mụn rất dễ sản sinh nhưng lại khó điều trị triệt để, ta biết rằng mụn không chỉ tác động xấu gây mất thẩm mỹ, mà vị trí nổi mụn còn có thể giúp bạn đoán trước được bệnh tình, cũng như tình trạng sức khỏe. Bài viết hôm nay sẽ liệt kê một số vị trí nổi mụn đoán bệnh dành cho bạn.
Các vị trí nổi mụn thường là ở đâu?
Nguyên nhân sinh mụn chủ yếu đến từ nhiều nguyên nhân có khách quan lẫn chủ quan.
- Do rối loạn nội tiết tố, sự tăng lên bất chợt của các hooc-môn sinh lý làm cơ thể không thích nghi kịp gây ra rối loạn.
- Do khí hư, chức năng gan thận suy yếu làm chức năng bài tiết, đào thải bị trì trệ.
- Do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học: ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều phẩm màu, đường hóa học, thức khuya, bỏ bữa…
- Do vệ sinh da chưa đúng cách, sử dụng mỹ phẩm chưa phù hợp.
- Và còn nhiều lý do khác nữa….
Từ những nguyên nhân này, mụn sinh ra nhưng tùy theo từng nguyên nhân khác nhau, vị trí mụn nổi lên cũng khác nhau, tiêu biểu ta có thể kể ra một số vị trí sau: trán, hai bên gò má, cằm, chân mày/thái dương, mũi, vùng miệng/môi,…
Vị trí nổi mụn đoán bệnh bạn có thể mắc phải
Không phải tự nhiên mà người ta có thể nhìn vị trí nổi mụn đoán bệnh, thường mỗi một vị trí sẽ nói lên một bệnh lý khác nhau đến từ những nguyên nhân khác nhau.
- Trán: vị trí đầu tiên được nhắc đến và cũng thường gặp mụn, tình trạng này thường phản ánh cơ thể bạn đang tích tụ nhiều độc tố cần đào thải, hoặc chức năng tuần hoàn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, do căng thẳng lâu ngày, stress, mất ngủ,… Một số dấu hiệu đi kèm khi mụn mọc ở trán bao gồm: mưng mủ, sưng đỏ, lở miệng. Biện pháp tốt nhất lúc này chính là cấp nước cho cơ thể, thúc đẩy đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, sử dụng các loại dược liệu có tính hàn giúp hạ hỏa như trà hạt sen, rau má,…
- Má trái: vị trí này cũng là tâm điểm của mụn, bởi hay tiếp xúc với môi trường bụi bẩn cũng như các thành phần độc hại, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi thấy mụn mọc ở má trái bạn đang gặp vấn đề về gan và dạ dày, có thể chức năng gan đang suy giảm, dạ dày đang bị sự cố nào đó cần bạn điều chỉnh. Đa phần nguyên nhân đến từ việc ăn quá nhiều, bỏ bữa, thói quen ăn uống không khoa học, các bệnh lý về gan,…Trong trường hợp này bạn cần loại bỏ các loại nước uống có cồn như: rượu, bia,… ra khỏi cuộc sống hằng ngày, tập cho mình một thói quen ăn uống khoa học, chia nhỏ bữa ăn.
- Má phải: dù vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra mụn, song khi mụn tập trung nhiều ở má phải có lẽ cơ thể đang muốn cảnh báo bạn các vấn đề về phổi, gan và stress. Nguyên nhân có thể đến từ môi trường bị ô nhiễm môi trường, do hít phải khói thuốc, các chất độc hại, do căng thẳng kéo dài…Một số cách hạn chế mụn mọc ở má phải tiêu biểu chính là ngủ sớm, thư giãn, hạn chế ăn các loại đồ ngọt như bánh kẹo, sữa,….
- Chân mày/thái dương: thông thường lông mày và thái dương đều là những vị trí ít khi xuất hiện mụn, nếu có mụn mọc bất thường nghĩa là dấu hiệu của một số vấn đề sau: chức năng tuần hoàn kém, túi mật đang có vấn đề, việc ăn uống thiếu lành mạnh (ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm chứa đường hóa học, phẩm màu,…). bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng việc không ăn đồ cay, nóng, thức uống có ga, thức ăn nhanh, không sử dụng rượu bia, có chế độ ngủ nghỉ hợp lý, bổ sung thêm các nhóm vitamin, các khoáng chất có trong rau xanh và hoa quả tươi.
- Mũi: tuy mũi là vị trí khá nhạy cảm và dễ nổi mụn, nhất là tình trạng mụn đầu đen, mụn cám, nhưng có thể bạn chưa biết, vị trí này có liên hệ mật thiết đến tim và dạ dày. Nguyên nhân chính gây ra mụn đỏ, sưng ở mũi có thể đến từ việc ăn uống thiếu chất, chứng táo bón, dạ dày không tốt, dễ bị đầy hơi, khó tiêu, lưu thông máu kém. Trong trường hợp này, bạn nên bổ sung thêm cá, rau xanh, hoa quả tươi, thường xuyên kiểm tra huyết áp, hạn chế ăn đồ cay như: kim chi, dưa cà, dưa muối,…
- Miệng/môi: không biết các bạn đã từng trải qua cảm giác bị mụn ở quanh miệng hay môi chưa? Nó không hề dễ chịu chút nào, nó làm bạn cực kỳ khó chịu với nhiều sự bất tiện, từ việc ăn uống, sinh hoạt. Đôi khi vô tình trong lúc rửa mặt bạn cọ xát mạnh gây ra vỡ nốt mụn, nó sẽ gây đau rát trong một thời gian. Khi mụn mọc ở vị trí này nghĩa là tiêu hóa bạn kém, quá trình trao đổi chất gặp vấn đề, không chỉ dạ dày mà cả đường ruột cũng cần được quan tâm. Lời khuyên dành cho bạn ngay lúc này, bạn cần thay đổi thói quen ăn nhanh thành ăn chậm nhai kỹ giúp tiêu hóa tốt hơn, chuyền từ đồ hộp sang đồ tươi sống, ưu tiên các món ít dầu mỡ, hạn chế các món quá ngọt quá mặn, nạp thêm vitamin, chất xơ.
- Cằm: cằm cũng là một trong số các vị trí dễ sinh mụn, do lượng dầu và mồ hôi tiết ra nhiều, vi khuẩn dễ xâm nhập, sự thể hiện một số bệnh lý về rối loạn nội tiết tố trong tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc chức năng thận kém. Các bạn này có xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học nhất là ăn mặn, do hooc-môn sinh lý bên trong cơ thể gia tăng,… Lúc này bạn nên điều chỉnh lại khẩu phần ăn, chú ý các thực phẩm thanh mát cho cơ thể, nên dành thời gian thư giãn cân bằng.
Vậy là chúng ta vừa điểm qua một số vị trí nổi mụn đoán bệnh, từ các vị trí này bạn có thể phát hiện ra các vấn đề cáp thiết kịp thời xử lý, thăm khám, tránh xảy ra trường hợp xấu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, thường gặp trong cuộc sống, giúp bạn học hỏi, quan tâm, có thêm kiến thức để bảo vệ cơ thể bạn.