Khoai mì là món ăn đồng quê quen thuộc từ ngàn xưa, từ thuở mở cõi cha ông ta đã biết dùng khoai mì làm lương thực, cho đến ngày hôm nay khoai mì được sử dụng rộng rãi hơn. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin về công dụng và hàm lượng dinh dưỡng của khoai mì, đồng thời trả lời cho câu hỏi “Ăn khoai mì có mập không?”.
Nội dung
Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai mì
Để trả lời cho câu hỏi “ăn khoai mì có mập không?”, chúng ta sẽ điểm qua những thành phần dinh dưỡng chính có trong khoai mì. Từng là loại lương thực thực phẩm chính trong bữa ăn của người Việt, khoai mì có rất nhiều thành phần dinh dưỡng . Phải kể đến đầu tiên đó là tinh bột ,nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể bạn hoạt động, kèm theo đó là hàm lượng cacbonhydrat duy trì cảm giác no lâu. Đồng thời trong khoai mì cũng có các khoáng chất cần thiết như photpho, kẽm, các vitamin thiết yếu như : A, B,… và canxi.
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, dù khoai mì có nhiều thành phần các chất, song lại không được đánh giá là loại thực phẩm có tỷ lệ dinh dưỡng cao. Vậy nên, dù bạn có ăn nhiều khoai mì cũng chỉ làm bạn no bụng mà thôi, không bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng.
Công dụng của khoai mì
Khoai mì ngoại trừ làm nguyên liệu cho các món ăn thơm ngon mà chúng ta vẫn thường biết như: khoai mì hấp, bánh khoai mì nướng, hay chè khoai mì,… thì với y học nó mang đến nhiều lợi ích.
- Hỗ trợ tiêu hóa và điều trị tiêu chảy: trong khoai mì có hàm lượng chất xơ nó như một dạng gel bao phủ bên trong dạ dày, làm quá trình tiêu hóa diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả hơn. Mặt khác lớp gel ấy cũng có khả năng hạn chế cơn đói của bạn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Với những ai bị tiêu chảy có thể sử dụng rễ khoai mì nấu nước uống, điều này giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh về đường ruột và dạ dày.
- Cung cấp năng lượng: lượng carbohydrate có trong khoai mì sẽ hỗ trợ não hoạt động một cách tối ưu hơn cũng như cải thiện chức năng về thần kinh, giảm huyết áp; cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động; protein giúp cơ bắp chắc khỏe, nuôi dưỡng các mô.
- Giảm đau nửa đầu: có thể bạn chưa biết khoai mì có tác dụng chữa trị đau nửa đầu, do trong khoai mì chứa một lượng vitamin B2 và chất giảm đau, thế nên bạn có thể dùng củ hoặc lá của nó ép lấy nước uống, duy trì sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng đau nửa đầu giảm dần đi.
Ăn khoai mì có mập không?
Theo số liệu cho thấy trong 100g khoai mì có 112 calo, lượng calo này cao hơn nhiều so với các loại củ khác. Vậy nên khả năng tăng cân khi ăn nhiều khoai mì là ở mức cao, bạn có thể sử dụng khoai mì thay cho bữa sáng, hoặc khi ăn khoai mì bạn cần lưu ý giảm lượng calo tiêu thụ trong ngày. Song, khi ăn khoai dễ tạo cảm giác no lâu, từ đó bạn có thể ăn ít hơn. Mặt khác việc ăn sắn có mập hay không cũng phụ thuộc một phần vào cách bạn ăn, nếu chỉ đơn thuần là ăn khoai mì hấp lượng calo được bảo toàn, còn nếu bạn sử dụng chè khoai mì hay bánh khoai mì có thêm đường sữa,…. lúc này hàm lượng calo cao hơn nhiều mức ban đầu sẽ dễ gây tăng cân, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,…
Một số lưu ý cần thiết khi ăn khoai mì
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh không nên ăn khoai mì, cả trẻ nhỏ cũng tuyệt đối không được dùng, vì trong khoai mì chứa axit HCN dễ gây ngộ độc, nhất là đối với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
- Khi sử dụng khoai mì cần chọn củ tươi, mới, tuyệt đối không chọn khoai đã để lâu, nổi đốm xanh, bởi các củ bị xanh sẽ có độc tố cao.
- Khoai mì khi ăn với đường hoặc mật ong sẽ trung hòa được lượng độc tố có trong khoai.
- Nấu khoai mì phải luộc thật chín, thật kỹ và thay nước liên tục 2 đến 3 lần.
- Những người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết cao và tim mạch nên hạn chế ăn khoai mì.
Bài viết hôm nay đã khép lại với chủ đề “Ăn khoai mì có mập không?”, hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu thêm về loại lương thực thực phẩm quen thuộc này. Đồng thời, biết được ưu điểm cũng như nhược điểm mà khoai mì mang lại, để có thể ứng dụng vào cuộc sống. Cảm ơn bạn đã quan tâm!